Telegram có thực sự an toàn? Người dùng có bị theo dõi không?
Telegram được mệnh danh là ứng dụng tin nhắn siêu bảo mật, mang đến trải nghiệm nhắn tin đơn giản, nhanh chóng, an toàn và đồng bộ trên tất cả thiết bị của bạn. Thế nhưng, không ít người thắc mắc liệu Telegram có hoàn hảo thật sự như lời đồn? Liệu khi dùng Telegram chúng ta có bị theo dõi, bị lấy trộm số điện thoại và các thông tin quan trọng khác hay không?
Nếu bạn là một người đã, đang hoặc chưa dùng thử nhưng có ý định dùng Telegram, bài viết này Huy Hoàng Mobile gửi đến bạn?
Telegram là gì?
Telegram là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện qua Internet được phát triển bởi Pavel Durov - một doanh nhân gốc Nga và nhóm của ông, ra mắt vào năm 2013. Ứng dụng cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video, tài liệu và các loại tệp tin khác. Ngoài ra, Telegram cung cấp tính năng gọi điện và gọi video, nhóm chat, kênh thông báo và nhiều tính năng khác.
Telegram
Telegram được thiết kế với mục tiêu bảo mật và bảo vệ sự riêng tư của người dùng bằng cách sử dụng mã hóa điểm đến điểm (end-to-end) và các biện pháp bảo mật khác. Có nghĩa rằng chỉ có người gửi và người nhận mới có thể mở nội dung và xem cuộc trò chuyện trên Telegram. Nhờ thế mà Telegram trở thành con cưng của giới công nghệ bảo mật, tuy nhiên, cũng không tránh khỏi trường hợp trở thành công cụ che giấu những bí mật động trời, điển hình chính là vụ án rúng động Hàn Quốc “Phòng chat thứ N”.
Telegram được thiết kế với mục tiêu bảo mật và bảo vệ sự riêng tư của người dùng
Telegram nổi tiếng với tốc độ nhanh, tính năng mạnh mẽ và khả năng sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau, thu hút hàng triệu người dùng trên khắp thế giới, trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến toàn cầu. Ứng dụng này có sẵn trên nhiều nền tảng bao gồm điện thoại di động (iOS, Android, Windows Phone), máy tính (Windows, macOS, Linux) và phiên bản web.
Những tính năng nổi bật mới của Telegram?
+ Mã hóa End-to-End: Telegram sử dụng mã hóa end-to-end (E2E) để đảm bảo rằng chỉ người gửi và người nhận tin nhắn mới có thể đọc nội dung. Đảm bảo cho những cuộc trò chuyện bí mật, dữ liệu của bạn không thể bị truy cập bởi bên thứ ba, bao gồm cả Telegram.
Mã hóa end - to - end
+ Chế độ Chat bí mật: chế độ Chat bí mật gồm tin nhắn hoàn toàn có thể tự hủy sau một khoảng thời gian nhất định. Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng tối đa và tránh lưu trữ thông tin nhạy cảm.
+ Tính năng xác thực hai yếu tố: tăng cường bảo mật bằng việc yêu cầu mã xác thực khi đăng nhập từ thiết bị mới, giúp ngăn chặn truy cập trái phép vào tài khoản của bạn.
Bảo vệ 2 lớp
+ Bảo vệ quyền riêng tư: Telegram cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng với bên thứ ba mà không có sự đồng ý của họ. Ứng dụng này cũng cho phép bạn kiểm soát việc hiển thị số điện thoại và thông tin cá nhân cho người dùng khác.
Telegram có bị theo dõi hay có bị nghe trộm không?
Liên quan đến việc theo dõi trên Telegram khiến rất nhiều băn khoăn. Tuy nhiên, Telegram sử dụng mã hóa end-to-end nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng và ngăn cản các bên thứ ba khỏi việc đọc trộm tin nhắn nên người dùng có thể yên tâm về khoản mục này.
Telegram và tin nhắn bảo mật
Nếu bạn vẫn tiếp tục lo lắng về việc “không có bất cứ hệ thống nào hoàn hảo và không có lỗ hổng” thì có thể tự trang bị cho mình những cách thức bảo mật cao hơn dành riêng cho thiết bị, nhằm hạn chế sự xâm nhập của virus và các ứng dụng độc hại khác.
Telegram có virus không?
Lỗ hổng để virus xâm nhập vào ứng dụng Telegram chính là tính năng tự động tải xuống, các hacker có thể sử dụng các mã độc để đánh cắp thông tin trong ví điện tử của người dùng được liên kết với tài khoản Telegram.
Cẩn thận với mọi mạng xã hội bạn dùng
Gần đây, các chuyên gia an ninh mạng đã phát hiện ra malware Echelon đang bị nhiều kẻ xấu lợi dụng chức năng tự động tải xuống trên Telegram để tấn công hoặc lây nhiễm virus. Đây là một chương trình độc hại, được phân loại là một loại stealer. Mục đích chính của malware này là đánh cắp thông tin từ các hệ thống bị nhiễm, nhắm vào các thông tin đăng nhập, ví tiền điện tử và có một số ứng dụng khả năng vân tay.
Cách bảo mật tài khoản Telegram như thế nào?
-
Bật tính năng xác thực bảo mật 2 yếu tố: bạn có thể dùng mã PIN thiết bị, dấu vân tay hoặc Face ID.
-
Tắt tính năng gặp gỡ ngẫu nhiên: chế độ này cho phép những người lạ có thể kết nối và thậm chí có thể truy cập vào số điện thoại của bạn trên Telegram. Bạn có thể tắt tính năng này nếu không muốn lộ thông tin cá nhân.
-
Cập nhật ứng dụng Telegram thường xuyên: Nhà phát triển luôn cải thiện bảo mật trong các phiên bản mới, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất.
-
Không chia sẻ mã xác minh bảo mật vì sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu.
Tổng kết:
Xin hãy nhớ rằng việc bảo vệ số điện thoại và dữ liệu cá nhân của bạn không chỉ là trách nhiệm của Telegram, mà còn là trách nhiệm của chính bạn. Hãy áp dụng đúng các biện pháp bảo mật phù hợp để đảm bảo an toàn tài khoản và thông tin cá nhân của mình trên mọi nền tảng truyền thông xã hội, không chỉ riêng với Telegram.
Xem nhiều nhất
Huy Hoàng Mobile cung cấp cho bạn giải pháp là trả góp qua các công ty tín dụng uy tín như HD Saison, Mirae Asset, MB Creadit
Bên cạnh câu hỏi về các loại mã của iPhone đã được giải đáp ở bài viết trước, Huy Hoàng cũng thường xuyên nhận được thắc mắc của nhiều khách hàng về iPhone TBH hay iPhone CPO.
Năm 2019, Apple ra mắt Apple Watch Series 4 với thiết kế và tính năng vượt trội đánh bại mọi đối thủ trong khoảng thời gian bấy giờ. Một năm sau, Apple tiếp tục trình làng thế hệ kế nhiệm là Apple Watch Series 5 với sự nâng cấp nhẹ so với tiền nhiệm
Huy Hoàng Mobile hỗ trợ bạn phương thức trả góp nhanh chóng đơn giản để có thể sở hữu chiếc điện thoại mơ ước một cách dễ dàng nhất.
Đã đến lúc nâng cấp iPhone 11 Pro Max của bạn lên iPhone 13 Pro Max mới hơn? Và sự khác biệt thực sự giữa những chiếc điện thoại cách nhau hai thế hệ này là gì?